Thứ Ba, 31 tháng 3, 2020

"Tôi shock khi thấy cách nước mình chống dịch" - Tâm sự của người một người Mỹ vừa về nước từ Việt Nam

*Câu chuyện do Paul Neville - đồng sáng lập nền tảng học tiếng anh qua video - chia sẻ trên Seattle Times. Anh đã có 14 năm làm trong Bộ ngoại giao của Mỹ, tốt nghiệp ĐH Washington và sinh sống ở Seattle.

Gia đình tôi rời Việt Nam hơn 1 tuần trước, vừa kịp trước khi mọi chuyến bay quốc tế bị chặn lại. Thế nhưng thay vì cảm giác nhẹ nhõm khi trở về quê hương, tôi lại thấy cảnh giác hơn rất nhiều khi chứng kiến Mỹ có quá nhiều điểm thiếu sót khi phòng chống đại dịch Covid-19, nếu so với ở châu Á. Tôi bỗng dưng thực sự lo ngại về khả năng Mỹ có thể vượt qua cơn khủng hoảng lần này. 

Tôi shock khi thấy cách nước mình chống dịch - Tâm sự của người một người Mỹ vừa về nước từ Việt Nam - Ảnh 1.

Gia đình Paul Neville trở về Việt Nam

Khi Bộ ngoại giao Mỹ ban hành cảnh báo đi lại mức cao nhất (cấp 4), thúc giục mọi công dân trở về nước, gia đình tôi lập tức mua vé rời khỏi Việt Nam. Dù Covid-19 đang gia tăng tại Mỹ, nhưng tôi vẫn muốn trở về nhà, vì tin rằng nơi ấy có nền y tế hàng đầu thế giới. 

Ở Việt Nam, theo yêu cầu của chính phủ, tất cả mọi người khi đến nơi công cộng đều phải đeo khẩu trang. Mọi tòa nhà đều có nhân viên trang bị máy đo thân nhiệt, cung cấp nước rửa tay ngay tại sảnh. Trên chuyến bay từ TP. Hồ Chí Minh đi Đài Bắc (Trung Quốc), chính phủ yêu cầu mọi hành khách phải đeo khẩu trang, kể cả cậu con trai 2 tuổi của tôi. Việt Nam - cũng giống như nhiều quốc gia tại châu Á, tiến hành ứng phó với đại dịch Covid-19 một cách cực kỳ nghiêm túc.

Nhưng trong chuyến bay chuyển tiếp từ Đài Bắc về Seattle, chỉ có phân nửa hành khách đeo khẩu trang. Chuyến bay ấy, tôi suýt trở thành hiện tượng mạng xã hội vì chặn lối đi của 3 cô gái trẻ vừa trở về từ Thái Lan. Họ giả vờ ho, đùa giỡn về nguy cơ nhiễm Covid-19. Tôi đưa cho họ khẩu trang, nhưng cả 3 từ chối với vẻ mặt kiêu ngạo bất cần. Dễ giận thật sự, nhưng vợ tôi kéo tôi ngồi xuống, trước khi cả 3 bị đuổi khỏi máy bay và kẹt lại Đài Loan. 

Khi hạ cánh tại Seattle, tôi đã tưởng tượng được thấy cảnh các nhân viên y tế trong trang phục chống độc, trên tay có thiết bị đo nhân nhiệt. Bởi Seattle - cũng giống như Vũ Hán của Trung Quốc hay Milan của Ý - là tâm dịch tại Mỹ. Nhưng thay vào đó, mọi thứ chẳng khác gì bình thường.

Khi tôi hỏi nhân viên hải quan rằng tại sao cô không đeo khẩu trang, cô đáp "vì chẳng có mà đeo" kèm theo ánh mắt như thể tôi đã hỏi một thứ gì đó ngớ ngẩn. Bi kịch thay, Covid-19 là dịch bệnh có khả năng lây lan nhanh, và chỉ cần một ai đó nhiễm bệnh hắt hơi gần đó thôi cũng đủ để cô nhiễm bệnh rồi. Nó cũng bi kịch chẳng kém gì việc thiếu hụt bộ xét nghiệm cả.

Hàng trăm người đang chết mỗi ngày tại Ý vì Covid-19, kể cả khi họ đã phong tỏa cả đất nước. Khi không có nỗ lực quyết liệt giống châu Á, dự đoán cho thấy Seattle và nhiều thành phố khác của Mỹ chỉ còn khoảng 3 tuần để đạt đến con số khủng khiếp đang xảy ra với nước Ý. 

Ở Trung Quốc, Singapore, Việt Nam, nếu một người nhiễm bệnh, chính phủ sẽ đóng cửa cả tòa nhà, thậm chí phong tỏa toàn chung cư. Sau đó, các cơ quan y tế sẽ lần theo vết di chuyển của người nhiễm bệnh, xét nghiệm cho những ai người này tiếp xúc. Căng thẳng và nghiêm túc là thế, các quốc gia này hiện đang phải đối mặt với đợt bùng dịch thứ hai.

Thực tế cho thấy, vẫn còn rất nhiều người Mỹ đang không đánh giá Covid-19 đúng mức. Ở thời điểm hiện tại, cả nghìn tỉ đô đã "bốc hơi", trong khi hàng triệu lao động mất việc. Còn điều gì có thể thuyết phục mọi người rằng dịch bệnh này là rất nghiêm trọng? 

Các dự báo xu hướng, biểu đồ thực tế không có tác dụng. Liệu mọi người có thức tỉnh nếu chẳng may một người nổi tiếng nhiễm bệnh rồi qua đời, hoặc khi nạn nhân là người thân của họ? Quả thực, tỉ lệ tử vong của Covid-19 có thể không cao, nhưng ít nhất 20% số người nhiễm bệnh cần đến sự chăm sóc đặc biệt, và thậm chí có thể chịu tổn thương phổi vĩnh viễn. Liệu người Mỹ có cần phải đợi đến khi số người nhiễm vượt xa Trung Quốc (thực tế đã vượt rồi), và số người chết hơn cúm mùa mỗi năm thì mới thay đổi nhận thức?

Trong khi Trung Quốc đang vượt qua đỉnh dịch và tái khởi động nền kinh tế, Mỹ vẫn đang loay hoay giữa cơn bão dịch bệnh. Có thể họ sẽ tăng tốc, và vượt mặt Mỹ ngay lúc này. 

Dẫu vậy, chúng ta không thể bỏ cuộc. Tôi không muốn phải hối hận vì trở về Mỹ, bởi hóa ra Việt Nam mới là nơi an toàn hơn. Tất cả mọi người phải tuân theo yêu cầu của chính phủ: "ở trong nhà". Ngoài ra, chính quyền cần tăng tốc làm xét nghiệm cho tất cả mọi người, Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog phân phối đủ khẩu trang cho nhân viên y tế và công chức tại nơi công cộng. Đồng thời, cần ra quy định bắt buộc đeo khẩu trang trên phương tiện công cộng, bao gồm cả đi máy bay. 

Con người là giống loài kiên cường. Sẽ có lúc mọi chuyện chấm dứt, nhưng hành động cần phải quyết liệt ngay tức thì. Tất cả mọi người đều cố gắng để tồn tại và vượt qua dịch bệnh, và để làm được thì cần tránh để mọi chuyện xấu đi. 

Nguồn: Seattle Times

Gần 800.000 người nhiễm nCoV toàn cầu

Thế giới ghi nhận 782.034 ca nhiễm nCoV và 37.609 người chết tại 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Châu Âu chiếm khoảng 2/3 số ca tử vong với 26.674 người chết được ghi nhận. Italy là nước báo cáo số ca tử vong lớn nhất với 11.591 người.

Mỹ ghi nhận thêm 18.089 ca nhiễm và 412 ca tử vong, nâng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 161.580 và 2.995, tiếp tục là vùng dịch lớn nhất thế giới.

New York là bang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với 66.497 ca nhiễm, trong đó 1.218 người đã tử vong.

Tàu bệnh viện USNS Comfort với sức chứa 1.000 giường bệnh đã tới thành phố New York. Con tàu không có khả năng điều trị Covid-19, nhưng có thể tiếp nhận những bệnh nhân thông thường để các bệnh viện tập trung chống dịch.

Trump cũng thông báo kéo dài chính sách "cách biệt cộng đồng" tới ngày 30/4 để làm chậm tốc độ lây lan của nCoV và dự đoán đỉnh dịch tại Mỹ sẽ đến trong hai tuần tới, vào Lễ Phục sinh 12/4. Trump thừa nhận số người chết vì Covid-19 tại Mỹ có thể vượt quá 100.000, khẳng định chính quyền làm rất tốt nếu ngăn điều này xảy ra.

Italy phát hiện thêm 4.050 ca nhiễm mới và 812 người tử vong, tổng số người nhiễm và chết đến nay lần lượt là 101.739 và 11.591. Tỷ lệ tử vong do Covid-19 tại Italy là gần 11,4%, mức cao nhất thế giới và gấp hơn hai lần tỷ lệ tử vong toàn cầu. Nước này là quốc gia thứ hai báo cáo hơn 100.000 người nhiễm nCoV, chỉ sau Mỹ.

Viện Y tế Quốc gia Italy cho hay độ tuổi trung bình của người tử vong là 78,5, với nạn nhân trẻ nhất 31 tuổi và già nhất 103 tuổi. Dân số già và bệnh viện quá tải là hai trong số các nguyên nhân khiến tỷ lệ tử vong ở Italy đặc biệt cao.

Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân Covid-19 tại một bệnh viện Erasme ở Brussels, Bỉ hôm 27/3. ẢNh: AFP.

Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân Covid-19 tại một bệnh viện Erasme ở Brussels, Bỉ hôm 27/3. Ảnh: AFP .

Tây Ban Nha xác nhận thêm 7.846 ca nhiễm và 913 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết lên lần lượt 87.956 và 7.716, vượt qua Trung Quốc để trở thành vùng dịch lớn thứ ba thế giới. Thủ đô Madrid và vùng Catalonia là hai địa phương có số người chết vì nCoV cao nhất Tây Ban Nha, lần lượt là 3.392 và 1.410.

Giới chức y tế nhận định tốc độ tăng các ca nhiễm và tử vong mới tại Tây Ban Nha giảm trong những ngày gần đây cho thấy Covid-19 có thể sớm đạt đỉnh tại nước này. Tỷ lệ tăng số ca tử vong tại Tây Ban Nha hôm qua là 12,4%, giảm hơn một nửa so với tỷ lệ 27% hôm 25/3.

Tây Ban Nha áp lệnh phong tỏa toàn quốc từ ngày 14/3 và Thủ tướng Pedro Sanchez hôm 28/3 công bố các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hơn nữa, buộc những người lao động ở các lĩnh vực không thiết yếu phải ở nhà trong 14 ngày tới.

Đức ghi nhận thêm 4.450 ca nhiễm và 104 ca tử vong, nâng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 66.885 và 645. Là vùng dịch lớn thứ ba châu Âu, sau Italy và Tây Ban Nha, song tỷ lệ tử vong ở Đức chỉ 0,9%.

Thủ tướng Đức Angela Merkel, 65 tuổi, hôm qua cho kết quả âm tính nCoV lần ba. Bà Merkel tự cách ly tại căn hộ ở Berlin một tuần qua sau khi tiếp xúc với bác sĩ nhiễm nCoV.

Iran tiếp tục là vùng dịch lớn thứ hai châu Á với 41.495 ca nhiễm và 2.757 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm 3.186 ca nhiễm và 117 trường hợp tử vong. Chính phủ Iran cảnh báo dịch bệnh có thể kéo dài thêm vài tháng và giết chết hơn 10.000 người. Tổng thống Hassan Rouhani bị các đối thủ chính trị công kích vì đã không hành động kịp thời để ngăn dịch bệnh.

Iran đã đóng cửa các trường học, hủy các buổi lễ cầu nguyện, đóng cửa quốc hội cũng như các địa điểm hành hương lớn của người Hồi giáo Shiite. Iran cũng áp đặt nhiều biện pháp nghiêm ngặt sau khi hàng trăm nghìn người dân vẫn đổ xuống đường đón dịp Tết Ba Tư. Bộ Y tế Iran liên tục kêu gọi người dân khai báo thông tin cũng như các triệu chứng nghi nhiễm nCoV.

Trung Quốc ghi nhận 48 ca nhiễm mới, tăng 17 ca so với hôm qua và là mức tăng sau 4 ngày giảm. Toàn bộ 48 trường hợp đều là ca ngoại nhập, nâng số ca ngoại nhập tại Trung Quốc lên 771.

Trung Quốc cũng báo cáo thêm 5 trường hợp tử vong, nâng số người chết do dịch bệnh lên 3.305. Giới chức Trung Quốc lo ngại sự gia tăng các ca ngoại nhập nên đã đẩy mạnh quy trình kiểm tra sức khỏe, cách ly, thậm chí giảm số chuyến bay quốc tế và cấm nhập cảnh đối với hầu hết người nước ngoài.

Hàn Quốc báo cáo thêm 125 ca nhiễm nCoV, tăng 47 ca so với hôm qua, nâng số ca nhiễm lên 9.786. Nước này cũng ghi nhận thêm 4 ca tử vong, nâng số ca tử vong lên 162, chủ yếu là người cao tuổi có bệnh lý nền.

Trong số ca nhiễm mới, 15 trường hợp là ca ngoại nhập, nâng số ca ngoại nhập tại Hàn Quốc lên 518. Hàn Quốc sẽ cách ly bắt buộc trong hai tuần đối với tất cả công dân nước ngoài, bắt đầu từ 1/4.

Tại Đông Nam Á , Malaysia là vùng dịch lớn nhất với 2.626 ca nhiễm và 37 người chết. Indonesia là vùng dịch chết chóc nhất khu vực với 122 người chết trong 1.414 người nhiễm, tỷ lệ tử vong là 8,6%.

Philippines và Thái Lan đều ghi nhận hơn 1.500 ca nhiễm, song ca tử vong tại hai nước này khá chênh lệch, lần lượt là 78 và 9. Covid-19 đã xuất hiện tại toàn bộ 11 quốc gia của khu Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog vực Đông Nam Á.

Huyền Lê (Theo AFP , Worldomerter )

Giải cứu bé trai lạc trong rừng trước thềm bão tuyết

Qua điện đàm, Schumacher được biết sau khi mâu thuẫn với giáo viên, nam sinh vùng chạy từ trường trung học thành phố Edgerton, bang Wisconsin hướng tới đầm lầy phía bên kia đường. Thầy hiệu trưởng cố gắng đuổi theo nhưng mất dấu sau bụi rậm lầy lội. Khi bỏ chạy, nam sinh chỉ mặc áo phông màu nâu sẫm và quần nỉ.

Lúc này là 15h, mặt trời đang di chuyển gần về hướng Tây, nhiệt độ bên ngoài chỉ dưới bốn độ C và đang giảm dần. Khu vực này buổi tối được dự báo có bão tuyết, việc tìm kiếm nam sinh vì thế đặc biệt khẩn trương. Schumacher bỏ hộp cơm xuống, bật đèn nháy, và lái tới hiện trường. Hôm đó là ngày 1/11/2019.

Khi tới nơi, Schumacher thấy đội tìm kiếm đã xuyên qua đầm lầy theo hướng tây bắc, phương hướng cuối cùng người ta nhìn thấy nam sinh bỏ chạy. Tuy nhiên, bản năng mách bảo Schumacher đi theo hướng khác.

Anh muốn bắt đầu từ nơi nam sinh đã xuất phát với hy vọng hiểu được cách suy nghĩ của cậu bé. Một mình, Schumacher đi quanh sân trường tìm dấu vết và cuối cùng phát hiện lối đi dẫn vào đầm lầy ngay phía bên kia đường.

Schumacher mặc đồ lội nước, men theo lối vào đầm lầy và bắt gặp dòng suối đục ngầu rộng khoảng 6 m. Anh đi về phía bắc dọc bờ suối lên thượng nguồn, tìm kiếm nơi nam sinh qua bờ bên kia. Cuối cùng, Schumacher bắt gặp giấu giày trên bùn và một số dấu vết ở bờ bên kia. Đây được cho là nơi cậu bé đã qua suối.

Giơ áo khoác treo thiết bị lên cao quá đầu, người cảnh sát bảo tồn trẻ tuổi lội qua suối, mực nước cao tới eo vượt quá đồ bảo hộ. Nước lạnh tràn qua ngấm vào giày, quần, và súng của Schumacher.

Sang bờ bên kia, Schumacher tiếp tục tìm kiếm dấu vết của nam sinh, trong đầu anh thầm điểm lại kiến thức trong khóa học tìm kiếm người mất tích trong vùng hoang dã mà không cần tới sự trợ giúp của công nghệ, nội dung không thể thiếu trong chương trình đào tạo cảnh sát bảo tồn tài nguyên thiên nhiên bang Wisconsin (công việc gần tương tự kiểm lâm Việt Nam).

"Con người là loài sinh vật lười biếng", Schumacher nhớ lại một trong những điều đã được dạy. Khi gặp chướng ngại vật trên mặt đất, động vật sẽ bò xuống dưới hoặc đi đường vòng, trong khi con người sẽ đẩy vật qua một bên hoặc cứ thế băng qua. Mọi vật trong tự nhiên đều cố hướng tới mặt trời nên sẽ quay dọc, bất cứ thứ gì nằm ngang, như cành cây trên mặt đất, là dấu hiệu con người rất có thể đã đặt chân tới đây.

Cứ thế, Schumacher cố gắng tìm kiếm cành cây gãy hoặc bụi cây bị đổ rạp trên đất. Con đường anh đi khi tiến về trước, lúc lại phải quay đầu, thỉnh thoảng phải bò dưới tán cây.

Austin Schumacher đứng cạnh rìa đầm lầy nơi anh giải cứu cậu bé 13 tuổi. Ảnh: AP/Todd Richmond.

Austin Schumacher đứng cạnh rìa đầm lầy nơi anh giải cứu cậu bé 13 tuổi. Ảnh: AP/Todd Richmond .

Khi người đã bám đầy bùn đất, Schumacher phát hiện dấu vết dấu chân nhỏ nhắn với 5 ngón chân. Đi tiếp một đoạn, Schumacher tìm thấy một bên giày của bé trai cùng hai chiếc tất. Schumacher nhận định nam sinh đã cởi bỏ tất và giày vì bị ướt.

Schumacher đi theo dấu chân, vừa đi vừa dùng gậy chọc phía trước để tránh đất lún. Sau đoạn đường khoảng ba km, Schumacher bắt gặp nhiều hồ trữ nước và tiếp tục chọc gậy quanh mép hồ với hy vọng cậu bé không rơi xuống đây. Qua điện đàm, Schumacher biết đội tìm kiếm kia cũng không gặp kết quả khá hơn mình là bao.

Nhìn đồng hồ, Schumacher biết cậu bé đã lạc trong khu đầm lầy hơn một tiếng. Sự hoài nghi bắt đầu len lỏi vào trong tâm trí người cảnh sát nhưng anh không dừng bước.

Đi tiếp một đoạn, Schumacher chạm tới rìa đầm lầy. Trong lúc đứng quan sát hàng cây cạnh cánh đồng trồng đậu ở phía xa, Schumacher nhìn thấy một vệt màu nâu sẫm. Qua ống nhòm, người cảnh sát nhìn thấy nam sinh đang ngồi co ro dưới gốc cây, áo quần ướt sũng, tay chân rỉ máu. Schumacher lại gần cởi áo và khoác cho cậu bé.

Schumacher đã tìm thấy nam sinh nhưng con đường trở về không dễ dàng. Thời tiết lạnh khiến cơ thể cậu bé tê cứng không thể đi lại. Dùng điện thoại, Schumacher phát hiện có đường ra cách đây 1,6 km về phía nam. Schumacher cõng cậu bé và bắt đầu bước đi.

Là cảnh sát, Schumacher đã phải vượt qua bài kiểm tra thể lực nhưng không gì chuẩn bị anh cho điều này. Đứa trẻ nặng 41 kg cùng 9 kg thiết bị như chiếc cùm ghìm Schumacher xuống. Trên con đường không bằng phẳng, Schumacher nhiều lần trượt ngã khiến anh phải báo vị trí hiện tại cho đội tìm kiếm.

Nhưng chỉ một lúc sau, Schumacher nghe qua điện đàm thấy chiếc xe mọi địa hình Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog đồng nghiệp điều động tới đã bị mắc kẹt trong bùn nên phải tiếp tục cõng bé trai di chuyển. Xung quanh, bóng tối đang dần phủ xuống, Schumacher vừa đi vừa bắt chuyện về trò chơi điện tử và siêu anh hùng để xoa dịu nỗi sợ của cậu bé.

Được một đoạn, hành trình của hai người bị gián đoạn trước một hàng rào thép gai cao ngang thắt lưng và kéo dài như vô tận về cả hai phía. Schumacher không thể cõng bé trai trèo qua, cũng không thể chui qua hàng rào.

Schumacher dặn trước rồi hất cậu bé qua hàng rào. Cậu ta chạm đất bằng hai chân rồi lăn ra đất. Với trang thiết bị nặng nề, Schumacher biết không thể nhảy kiểu bước qua nên dùng kỹ thuật nhảy kiểu nằm nghiêng. May mắn, người cảnh sát hạ cánh bằng lưng và không bị mắc vào dây thép gai.

"Sắp đến rồi", Schumacher nói rồi tiếp tục cõng cậu bé trên lưng đi tiếp, vừa lúc những bông tuyết đầu tiên rơi xuống.

Cuối cùng, hai người đã có thể trở ra, nơi xe cảnh sát đã chờ sẵn. Khi nhân viên cứu hộ đưa nam sinh lên xe cứu thương cũng là lúc Schumacher ngã khuỵu xuống đất. Sau khi ra khỏi đầm lầy, Schumacher làm đủ giờ trong ca trực ngày hôm ấy rồi về nhà.

Vì hành động lần này, tháng 3, Schumacher được đơn vị trao tặng Huân chương Dũng cảm.

Quốc Đạt ( Theo Associated Press )

Lao động thất nghiệp vì Covid-19 chật vật mưu sinh

Trong 3 năm làm giáo viên mầm non ở TP HCM, cô Hoa quê Vũng Tàu chưa bao giờ cảm thấy buồn như lúc này. Hàng ngày cô quen với không khí vui đùa của trẻ nhỏ thì nay phải quanh quẩn ở nhà không biết làm gì. Chưa kể, số tiền dành dụm được đang dần cạn đi khi cô nghỉ không lương đã 2 tháng nay. "Không có thu nhập nhưng tiền ăn uống hàng ngày vẫn phải chi. Chưa kể tiền điện, nước do ở nhà thường xuyên nên cũng trả nhiều hơn", cô nói.

Cô Hoa là giáo viên của trường mẫu giáo tư thục nên khi dịch bệnh bùng phát từ đầu tháng 1 đến nay, cô phải nghỉ vô thời Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog hạn không lương. Hơn 10 giáo viên cùng trường với cô và hàng nghìn cô giáo ở những trường tư thục khác cũng chung cảnh ngộ.

Lê Văn Lộc, sinh năm 1988, bắt đầu công việc hướng dẫn viên du lịch cho Vietravel từ năm 2014. Tour cuối cùng Lộc được phòng hướng dẫn công ty phân công là Phuket, Thái Lan giữa tháng 2 chỉ với 6 khách. Số lượng khách giảm đáng kể, thay vì đi một đoàn lớn trên 20 người như những lần trước. Lộc cho biết, tại thời điểm đó dù có 6 khách thôi nhưng anh cũng thấy may mắn vì được lên đường. Sau đó, anh bắt đầu ở nhà không đi tour vì hầu hết tour đều bị hủy.

Lê Văn Lộc (bên trái) cùng đồng nghiệp tạm thời gác lại đam mê cầm micro để làm shipper cho AhaMove. Ảnh: Thanh Thu

Lê Văn Lộc (bên trái) cùng đồng nghiệp tạm thời gác lại đam mê cầm micro để làm shipper cho AhaMove. Ảnh: Thanh Thu.

Tương tự, Nguyễn Thị Thanh, trưởng phòng quản lý du lịch của một doanh nghiệp lữ hành ở quận Tân Bình cũng chung tình cảnh. Cô cho biết, công ty đã đóng cửa hơn tháng nay. Cũng vì khó khăn do dịch bệnh nên ban lãnh đạo chỉ hỗ trợ một phần lương cho những nhân viên chủ chốt, số còn lại cho nghỉ không lương.

"Cứ ngỡ sẽ nghỉ khoảng 1 tháng là được đi làm trở lại, nhưng tới nay gần 2 tháng trôi qua, Thanh vẫn chưa thấy sếp gọi trở lại công ty. Với tình hình này, nguy cơ nghỉ kéo dài là không tránh khỏi", Thanh lo lắng.

Vì thu nhập hiện nay gần như bằng không, hàng ngày Thanh phải dè sẻn từng đồng trong việc mua thức ăn. Trước đây ăn sáng có thể ra tiệm phở, hủ tiếu... thì nay chỉ qua loa bằng gói mì hoặc củ khoai... Cô cũng nghĩ tạm về quê ở với ba mẹ để tiết kiệm tiền thuê trọ (mỗi tháng vài triệu đồng) và tiền ăn uống hàng ngày, trong lúc chưa biết khi nào mới có thể quay lại công ty.

Hiện nay, do ảnh hưởng của Covid-19, tất cả trường học, trung tâm đều ngưng hoạt động, hàng nghìn doanh nghiệp đang phải cắt giảm quy mô sản xuất, giảm giờ làm. Thêm vào đó, việc TP HCM, Hà Nội và nhiều địa phương khác cho đóng cửa tất cả nhà hàng, quán ăn, cơ sở làm đẹp, phòng gym nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối trong công tác phòng, chống dịch. Điều này càng khiến nhiều người rơi vào cảnh mất việc.

Theo dự báo của Bộ Lao động Thương binh & Xã hội, nếu Covid-19 kéo dài, số lao động mất việc có thể lên tới 1,32 triệu người.

Vì rơi vào hoàn cảnh mất việc hoặc nghỉ không lương vô thời hạn, nhiều lao động trong số này đang phải "gồng mình" tìm làm những công việc "tay trái" để mưu sinh cho qua mùa dịch.

Một số người chuyển sang làm đồ ăn bán online, số khác tìm trẻ để trông tại nhà. Riêng cô Hoa, giáo viên mầm non tư thục đang thử sức ở một công ty môi giới bất động sản TP HCM. Cô cho biết phải tìm công việc mới làm để mong kiếm thêm thu nhập duy trì cuộc sống hàng ngày.

"Dù đây chẳng phải là thế mạnh nhưng kiếm một công việc phù hợp trong lúc này khó quá. Tôi đành phải thử sức với một công việc ở lĩnh vực mới toanh. Đây cũng là công việc có nguy cơ tiếp xúc với người lây nhiễm cao nhưng nếu không làm thì chẳng biết lấy đâu ra tiền để duy trì cuộc sống", cô Hoa nói.

Tương tự Hoa, Thanh cho biết đang "học việc" trong lĩnh vực buôn bán. Thanh đang tìm các đầu mối cung cấp khẩu trang để mua đi bán lại cho người tiêu dùng với mong muốn kiếm được ít đồng lời "cầm cự" qua ngày.

Còn với Lộc, anh quyết định xin làm shipper cho Food & Beverage khi quán này chưa có lệnh đóng cửa, tuy nhiên F&B chỉ đưa ra mức lương 2-3 triệu một tháng. Mức lương này rất thấp khiến anh khó xoay sở các mức chi phí sinh hoạt cho gia đình. Vì thế, anh từ chối. Với vốn tiếng anh của mình, Lộc tự tin xin đi dạy kèm nhưng dịch hoành hành, không phụ huynh nào muốn cho trẻ nhỏ tiếp xúc người lạ.

Không thể loanh quanh trong nhà với áp lực tài chính, Lộc và năm đồng nghiệp hướng dẫn của Vietravel quyết định làm shipper giao hàng. Mỗi ngày anh có thể kiếm được từ 500.000 đến 700.000 đồng từ việc giao hàng. Anh thường làm từ 7h30 đến 20h.

"Lộc cho biết trước đó có vay tiêu dùng để trang trải cuộc sống, mỗi tháng phải trả 10 triệu đồng cho ngân hàng. Tuy nhiên, tình hình này, dù thắt chặt chi tiêu tôi vẫn khó xoay sở cuộc sống", Lộc bộc bạch.

Bà Nguyễn Thị Khánh, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội du lịch TP HCM cho rằng, du lịch đang là ngành chịu thiệt hại nặng nề, 100% doanh nghiệp ngành này đang đứng bên bờ vực khủng hoảng do dịch bệnh. Đây đang là ngành bị tác động dây chuyền từ hướng dẫn viên cho tới quản lý khách sạn, nhà điều hành tour, cửa hàng, nhà hàng, công ty vận tải....

Hiện, công suất phòng của các khách sạn ở Hà Nội, TP HCM bị giảm từ 40% đến 70%. Các điểm đến nghỉ dưỡng trọng điểm như Sapa, Đà Nẵng, Cam Ranh, Nha Trang hay các công ty lữ hành tại TP HCM, Vịnh Hạ Long cũng ghi nhận sụt giảm khoảng 50-70% công suất so với trước khi dịch xảy ra...

Nói với VnExpress , đại diện Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist thừa nhận, kể từ ngày đầu xảy ra dịch bệnh, công ty đã phải hủy toàn bộ các tour đi Trung Quốc. Các tour du lịch nước ngoài đi các tuyến Đông Nam Á, Đông Bắc Á, châu Âu cũng chịu ảnh hưởng nặng nề. "So với cùng kỳ năm trước, doanh thu của công ty trong tháng 2 giảm 80%, doanh thu tháng 3 giảm 95% và toàn bộ booking đều bị hủy trong tháng 4 và 5", đại diện Saigontourist nói.

Theo các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng, dù họ rất muốn hỗ trợ cho người lao động đang nghỉ việc vô thời hạn nhưng "lực bất tòng tâm". Chỉ mong các chính sách hỗ trợ của Nhà nước sớm đến với doanh nghiệp và dịch nhanh chóng qua đi để hoạt động của công ty phục hồi. Lúc đó, người lao động trở lại làm việc và mới mong có thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Khó khăn không chỉ bủa vây người lao động, ngay cả chủ doanh nghiệp cũng lao đao. Một giám đốc công ty may mặc ở Đồng Nai đang phải bán từng cái máy may để trang trải chi phí phát sinh của công ty trong lúc mọi hoạt động sản xuất bị ngưng trệ. Rất muốn hỗ trợ cho những công nhân bị nghỉ việc không lương, nhưng ông cho biết không thể làm gì được vì tình cảnh công ty cũng khó khăn, thậm chí nguy cơ phá sản.

Trước những khó khăn của người lao động bị mất việc, các chuyên gia cho rằng, trước mắt Nhà nước có thể giảm áp lực tài chính cho cả doanh nghiệp lẫn người lao động. Một số ý kiến cho rằng có thể cho chậm quyết toán thuế từ 6 tháng tới 1 năm để người lao động có thể chuyển số tiền đáng ra phải thực hiện nghĩa vụ thuế sang phục vụ chi tiêu cá nhân và gia đình. Bên cạnh đó, việc giảm giá điện, nước, Internet trong bối cảnh người dân phải ở nhà nhiều hơn nhưng thu nhập ít hơn cũng cần được tính đến.

Ngoài ra, các nhà băng nên giảm lãi suất và các khoản phí cho khách hàng, không chuyển nhóm nợ của các cá nhân bị ảnh hưởng vì dịch.

Cuối cùng, cách quan trọng nhất là tạo cơ hội, điều kiện để những lao động mất việc do bị ảnh hưởng dịch sớm tìm kiếm thu nhập khác thông qua sự dịch chuyển công việc tạm thời.

Thi Hà - Thanh Thu

Người bán vé số dạo được đại lý hỗ trợ

Căn nhà cấp bốn của anh Tâm nằm trong con hẻm nhỏ ở phường 5, TP Vĩnh Long, cũng là nơi tận dụng làm đại lý vé số. Hai ngày qua, anh lập danh sách khoảng 30 người nhận vé số bán lẻ hàng ngày để hỗ trợ, khi phát hành vé số phải dừng trong 15 ngày , bắt đầu từ 1/4.

"Đó là những đối tác gắn bó lâu dài và tin tưởng nhất của tôi", anh Tâm nói và cho biết hầu hết hoàn cảnh nghèo khó, túng thiếu, không vốn làm ăn, không đất sản xuất, chỉ dựa vào tiền lời bán vé số trang trải cuộc sống.

Nguyễn Thanh Tâm, chủ đại lý vé số ở TP Vĩnh Long, trước ngày ngưng bán vé số. Ảnh: Thanh Thiện.

Nguyễn Thanh Tâm, chủ đại lý vé số ở TP Vĩnh Long. Ảnh: Thanh Thiện.

Nhiều trường hợp khó khăn được anh cho nhận vé số thiếu, bán xong mang tiền lại trả vốn. "Ngày xưa mình cũng khó khăn, đi làm thuê kiếm tiền học hành, trang trải cuộc sống rồi mới gầy dựng làm ăn, nên hiểu cái khó của họ", anh nói.

Covid-19 hoành hành, anh hiểu rằng, người bán vé số dạo phải tiếp xúc với nhiều người nên dễ bị nhiễm nCoV. "Các công ty xổ số kiến thiết phải ngưng phát hành là hợp lý. Nhưng những người bán dạo bị mất thu nhập mỗi ngày, cuộc sống họ khó khăn lắm", anh Tâm nói đó là lý do quyết định hỗ trợ tiền để san sẻ phần nào, giúp một số khách hàng của mình vượt qua những ngày dịch bệnh.

Chủ đại lý cho hay, ngày 1-15/4, cứ sau 16h hàng ngày, người bán vé trong danh sách đến đại lý sẽ nhận tiền hỗ trợ.

Anh Nguyễn Minh Trung, 37 tuổi, có hoàn cảnh nghèo khó, không đất sản xuất. Trước đây, mỗi ngày anh bán 160-180 tờ vé số, kiếm lời được mỗi tờ 1.000 đồng, đủ trang trải cuộc sống hai vợ chồng. Vợ cũng đi làm thời vụ, không được bao nhiêu tiền nên hai vợ chồng chưa dám có con.

"Mấy ngày qua, do dịch bệnh nên bán được ít, khoảng 100 tờ mỗi ngày, buổi tối tôi phải đi làm bốc vác kiếm thêm vài chục nghìn đồng", Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog anh Trung nói và cho biết, việc nhận 50.000 đồng mỗi ngày từ đại lý giúp anh đủ trả tiền nhà trọ (25.000 đồng mỗi ngày) và mua gạo. "Trong lúc khó khăn này, được như vậy là quý lắm rồi", anh nói.

Nhiều địa phương hỗ trợ người bán vé số

Ngày 30/3, UBND tỉnh Bạc Liêu đề nghị Công ty xổ số kiến thiết tỉnh khẩn trương làm việc với các đại lý và những đơn vị liên quan để giải quyết khó khăn cho người bán vé số bị ảnh hưởng do nghỉ bán trong 15 ngày.

Trong khi đó, đại diện Công ty xổ số kiến thiết Cần Thơ cho biết, đang liên hệ với các đại lý thống kê số lượng người bán vé số trên địa bàn để hỗ trợ quà gồm gạo, dầu ăn, nhu yếu phẩm, trị giá mỗi phần 500.000-700.000 đồng.

Tại cuộc họp về phòng chống dịch chiều qua, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong cũng đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có phương án giúp người bán vé số. "Họ hầu hết là người khó khăn, kiếm ăn từng bữa nhờ vào tiền hoa hồng bán vé số, chúng ta cần chia sẻ với họ", ông Phong nói.

Trước đó, ngày 29/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý kiến nghị của Bộ Tài chính về việc ngừng phát hành xổ số kiến thiết trong 15 ngày, áp dụng từ đầu tháng 4, để phòng nCoV lây lan.

Cửu Long

Đường sắt giảm tàu khách, tăng tàu hàng

Ngày 30/3, ngành đường sắt bắt đầu dừng toàn bộ tàu khách địa phương từ Hà Nội đi Hải Phòng, Quán Triều, Đồng Đăng; TP HCM đi Nha Trang, Phan Thiết, Đà Nẵng... theo chỉ đạo của Bộ Giao thông Vận tải.

Đối với tuyến Bắc Nam, ngành chỉ tổ chức hai đôi tàu khách mỗi ngày. Trong đó, tàu SE3 Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog xuất phát ở ga Hà Nội lúc 19h25 và tàu SE5 xuất phát lúc 8h50. Tại ga Sài Gòn, tàu SE4 xuất phát lúc 19h25, SE6 xuất phát lúc 8h45.

Để tận dụng năng lực hạ tầng do cắt giảm tàu khách, ngành đường sắt sẽ tăng chạy tàu hàng, trong đó tổ chức tàu hàng nhanh tuyến Hà Nội - TP HCM với thời gian gần như tàu khách. Tổng công ty Đường sắt cho biết sẽ giảm cước vận tải hàng hóa so với hiện nay.

Tàu hàng chạy từ Lào Cai qua biên giới Việt Trung. Ảnh: Giang Huy.

Tàu hàng chạy từ Lào Cai qua biên giới Việt Trung. Ảnh: Giang Huy.

Tháng 2 vừa qua, ngành đường sắt đã khai thác tàu container lạnh liên vận quốc tế vận chuyển hàng nông sản từ ga Đồng Đăng sang ga Bằng Tường (Trung Quốc).

Tàu container chở hàng nông sản từ phía Nam đến ga Đồng Đăng (Lạng Sơn), cộng với chờ làm các thủ tục thì hàng hóa thông quan mất khoảng 5 ngày, giá cước đường sắt thấp hơn so với đường bộ khoảng 20%. Trong khi đó, xe container đường bộ giá cước cao, thời gian gần tương đương do phải chờ thông quan tại cửa khẩu.

Chân dung nữ du học sinh tự dọn sạch sẽ khu cách ly, tặng đồ ăn cho cán bộ: Người đâu vừa xinh lại vừa đáng yêu thế này

Để bảo vệ bản thân cũng như những người xung quanh trong lúc dịch bệnh Covid-19 đang hết sức phức tạp, số ca nhiễm tăng nhanh, một trong những hành động quan trọng nhất là nghiêm túc thực hiện việc cách ly. Hầu hết  du học sinh  đều phải làm việc này trong vòng 14 ngày ở trại cách ly.

Nghe có vẻ hơi khó khăn nhưng nhiều du học sinh đã đón nhận quãng thời gian này với tâm lý cực kỳ thoải mái khiến mọi thứ trở nên tươi sáng hơn rất nhiều. Nhiều người đã kêu gọi bạn bè, kiều bào về nước  tự nguyện đóng tiền ăn ở trong 14 ngày quyên tặng nhu yếu phẩm  hay đơn giản chia sẻ những câu chuyện lạc quan, đáng yêu.

Mới đây, dân mạng được dịp phát ghen trước lối sống chill hết cỡ trong khu cách ly của nữ du học sinh Anh. Ngay khi có được phòng, cô nàng Bùi Phương Linh đã lao ngay vào dọn dẹp và biến nơi đây thành nơi vô cùng gọn gàng và sạch sẽ. Cảm động trước tình cảm của chiến sĩ, cô bạn đã cùng cả phòng tặng đồ ăn, bánh kẹo... cho cán bộ nơi đây. 

Nữ sinh Bùi Phương Linh hiện đang du học bậc Thạc sĩ ở London.

Chân dung nữ du học sinh tự dọn sạch sẽ khu cách ly, tặng đồ ăn cho cán bộ: Người đâu vừa xinh lại vừa đáng yêu thế này - Ảnh 2.

Ngay khi trở về nước, cô bạn đã thực hiện nghiêm túc quy trình cách ly 14 ngày.

Góc phòng được tân trang gọn gàng, sạch sẽ khiến không gian cách ly trở nên thoải mái nhất. 

Khi mới vào cách ly, cô bạn cũng gặp nhiều bỡ ngỡ khi làm quen. Một số góc phòng hơi bụi vì chưa kịp dọn dẹp hay gặp tình trạng lệch múi giờ khi học online. Nhưng đã chuẩn bị sẵn tinh thần và kế hoạch cách ly chu đáo nên Phương Linh đã quyết tâm đăng tải nhật ký cách ly lên mạng để mọi người cùng biết cách ly văn minh là như thế nào.

Phương Linh tâm sự: " Mình rất biết ơn những cán bộ nơi đây nên luôn ý thức phải tự dọn dẹp góc phòng của mình. Mình thường xuyên dọn dẹp vệ sinh, cọ rửa nhà vệ sinh chung hoặc giúp đỡ phân phát cơm giúp các chiến sĩ. Thỉnh thoảng cả phòng mình cũng góp tặng đồ ăn, bánh kẹo cho cán bộ nơi đây. Điều kiện cách ly có thể không như bên ngoài nhưng đây là sự nỗ lực của rất nhiều người. Vì đồ dọn dẹp trong này không đủ nên chỉ có thể cố tận dụng những thứ có sẵn thôi" .

Sau khi cách ly, Phương Linh tự thấy bản thân trưởng thành hơn hẳn: "Mình được rèn luyện và thay đổi thói quen, cân bằng được nhiều thứ và lắng nghe được câu chuyện của mọi người. Dù ở bất kỳ đâu thì việc thích nghi và chấp nhận luôn quan trọng. Khu cách ly có thể không như bên ngoài nhưng khi về nước mình đã biết trước việc cách ly, còn đòi hỏi gì hơn? Điều mình quan tâm là đã được chăm sóc tận tình suốt 14 ngày qua, thật sự rất cảm ơn mọi người".

Nữ du học sinh luôn cảm thấy biết ơn sự chăm sóc nhiệt tình của đội ngũ cán bộ nơi đây.

Dù điều kiện cách ly có thể không như bên ngoài nhưng với Phương Linh, đây vẫn là nơi cách ly an toàn và thoải mái nhất.

Được biết, Phương Linh hiện đang du học Thạc sĩ tại trường Đại học Conventry (London). Đầu tháng 3, các trường đại học lần lượt cho sinh viên nghỉ học, chuyển sang hình thức học online. Nhận thấy thành phố có thể trở nên hỗn loạn và nhiều đường bay sẽ bị hủy nên Phương Linh cũng như nhiều bạn du học sinh khác quyết định trở về nước.

Biết trước là khi về nước sẽ phải cách ly nên cô nàng đã dần chuẩn bị tinh thần cho việc này. " Lúc ở sân bay mình đã chuẩn bị sẵn tinh thần phải cách ly, tuy nhiên một số bạn vẫn chưa nắm được thông tin nên có đôi chút lo lắng. Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog Mất tầm 6-7 tiếng từ lúc nhập cảnh đến khu cách ly, thời tiết còn khá nóng cộng với đi dường dài nên ai cũng mệt mỏi" .

Dù ban đầu có đôi chút e ngại nhưng cô bạn cho biết đây là việc mình bắt buộc phải làm: " Đa số các bạn nghĩ mình thanh niên không lo sợ virus nhưng đến lúc ốm hay có triệu chứng đã sợ khiếp lên rồi. Nhìn chung đi cách ly tập trung có điểm tốt là không ảnh hưởng gia đình và được chăm sóc 14 ngày nên mình rất an tâm. Tình hình dịch bệnh phức tạp, dù đảm bảo sức khỏe như thế nào cũng không ai chắc 100% an toàn được ".

Sẽ phạt tù người khai báo y tế gian dối trong Covid-19

Trong hướng dẫn gửi tới các chánh án toà dân sự và quân sự trên cả nước, Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao cho hay: Những người mắc bệnh, nghi ngờ mắc bệnh, người trở về từ vùng dịch nhưng trốn khỏi nơi cách ly, không tuân thủ quy định cách ly, không khai báo hoặc khai báo y tế gian dối... dẫn tới lây bệnh cho người khác sẽ bị coi có dấu Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog hiệu phạm tội Làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người , điều 240 Bộ luật Hình sự. Khung hình phạt 50-200 triệu đồng hoặc phạt tù từ một đến 5 năm.

Người chưa bị xác định mắc Covid-19 và sống trong khu vực cách ly, phong tỏa nếu bỏ trốn hoặc từ chối áp dụng biện pháp cách ly... dẫn tới thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên do chi phí phát sinh phòng chống dịch bệnh sẽ bị xử lý về tội Vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người , điều 295 Bộ luật Hình sự. Khung hình phạt 20-100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến 12 năm.

Chủ quán bar, vũ trường, karaoke, massage, thẩm mỹ viện... nếu cố tình kinh doanh khi đã có lệnh đình chỉ, dẫn tới thiệt hại trên 100 triệu đồng chi phí phòng chống dịch bệnh cũng bị xử lý theo điều 295.

Người có hành vi đưa thông tin thất thiệt lên mạng máy tính, viễn thông nhằm xuyên tạc về tình hình dịch bệnh hoặc đưa trái phép thông tin đời tư nhân viên y tế, người mắc bệnh, người nghi ngờ mắc bệnh... có thể bị xử lý về tội Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, viễn thông (điều 288, án cao nhất tới 7 năm tù) hoặc tội Làm nhục người khác (điều 155, án cao nhất tới 5 năm tù).

Người có hành vi gian dối về công dụng của thuốc, vật tư y tế về phòng chống dịch Covid-19 để chiếm đoạt tài sản của người khác sẽ bị xử lý về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, theo điều 174. Khung hình phạt từ cải tạo không giam giữ đến tù chung thân.

Hành vi kiếm lời bằng cách lợi dụng khan hiếm hoặc tạo khan hiếm giả trong tình hình dịch bệnh để mua vét loại hàng hóa đã được Nhà nước định giá hoặc công bố là hàng bình ổn giá sẽ bị xử lý về tội Đầu cơ , điều 196. Khung hình phạt từ bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 15 năm.

Cũng theo TAND Tối cao, người có trách nhiệm phòng, chống Covid-19 nhưng không triển khai hoặc triển khai không đầy đủ, kịp thời các biện pháp phòng chống dịch bệnh dẫn tới hậu quả nghiêm trọng sẽ bị xử lý về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng , điều 360. Khung hình phạt từ phạt tiền 30-300 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 12 năm.

Với các vụ án liên quan Covid-19, các tòa án cần phối hợp với VKSND cùng cấp nhằm áp dụng thủ tục rút gọn hoặc đưa ra xét xử không quá 1/2 thời hạn quy định tại Bộ luật Tố tụng Hình sự.

Tong thời gian diễn ra dịch bệnh, nếu phải xét xử các vụ án liên quan dịch bệnh sẽ phải bảo đảm quy định về phòng chống dịch như phòng xử không quá tối đa 10 người, khoảng cách giữa mỗi người đủ 2 m...

Xuân Hoa

Bộ Công Thương kiến nghị xuất khẩu gạo trở lại

Theo báo cáo Bộ Công Thương gửi Thủ tướng ngày 28/3, cơ quan này đề xuất tiếp tục xuất khẩu gạo trở lại nhưng kiểm soát chặt số lượng theo từng tháng, trước mắt là tháng 4 và 5. Kiến nghị này được Bộ Công Thương đưa ra sau khi làm việc, khớp lại số liệu với các doanh nghiệp xuất khẩu, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) và các bộ, ngành liên quan như Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Tổng cục Hải quan.

Cụ thể, tổng lượng gạo xuất khẩu trong tháng 4 và 5 là 800.000 tấn, sau khi đã trữ 300.000 tấn vào kho dự trữ quốc gia và 400.000 tấn giữ lại phòng tình huống có thể xảy ra trong 2 tháng tới. So với cùng kỳ năm 2019, lượng gạo được phép xuất khẩu 2 tháng tới giảm 40% và khoảng 36% so với giai đoạn 2018.

Riêng trong tháng 4, lượng gạo có thể xuất khẩu là 400.000 tấn gạo. Lượng còn lại xuất trong tháng 5 sẽ được Thủ tướng quyết định vào tuần cuối cùng của tháng 4.

Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm quản lý 400.000 tấn gạo được phép xuất khẩu trong tháng 4 bằng cách cộng dồn, trừ lùi số lượng theo tờ khai hải quan.

Nông dân xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ thu hoạch lúa vụ Đông Xuân đầu tháng 3/2020. Ảnh: Thanh Trần

Nông dân xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ thu hoạch lúa vụ Đông Xuân đầu tháng 3/2020. Ảnh: Thanh Trần

Để xuất khẩu gạo, Bộ Công Thương đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính khẩn trương mua đủ số lượng lương thực dự trữ theo kế hoạch (300.000 tấn). Ngoài ra, chỉ cho Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog phép xuất khẩu gạo qua cửa khẩu quốc tế (đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không...), nơi có đủ trang thiết bị nối mạng để Tổng cục Hải quan tiện theo dõi, phản ánh theo thời gian thực.

Ngoài ra, đoàn kiểm tra đề xuất, 20 doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn phải ký thoả thuận với ít nhất 1 hệ thống siêu thị bảo đảm cung cấp dự trữ lưu thông 5% khi được yêu cầu. Trường hợp không thực hiện theo thoả thuận, Bộ Công Thương có quyền thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo đã cấp.

Trước đó, tại cuộc họp ngày 23/3 với Chính phủ, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh đề xuất tạm hoãn xuất khẩu gạo tới cuối tháng 5 để đảm bảo an ninh lương thực. Đề xuất này sau đó được Thủ tướng chấp thuận. Nhưng chỉ một ngày sau, Bộ này lại đề nghị Chính phủ cho tiếp tục xuất khẩu gạo.

Giải thích về lý do thay đổi, ông Trần Quốc Khánh - Thứ trưởng Công Thương cho biết, do có độ vênh số liệu gạo dự trữ, nhất là sản lượng lúa vụ Đông Xuân tại đồng bằng sông Cửu Long trong doanh nghiệp, người trồng lúa... nên cần tính toán lại.

Tuy nhiên, báo cáo Thủ tướng lần này, Bộ Công Thương khẳng định các số liệu về tình hình tồn kho, sản xuất lúa gạo Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đưa ra về sản lượng gạo xuất khẩu, sản lượng mùa vụ Đông Xuân... trước đó về cơ bản là đúng.

Cụ thể, dự báo vụ lúa 2020 sẽ cho thu hoạch 43,5 triệu tấn thóc, sản lượng gạo xuất khẩu năm 2020 là 6,5-6,7 triệu tấn gạo. Riêng vụ Đông Xuân năm 2020 có khoảng 3 triệu tấn gạo hàng hoá dành cho xuất khẩu, số này có thể tăng thêm 200.000-300.000 tấn do một lượng gạo nhất định "gối đầu" từ năm trước chuyển qua.

Trong khi đó rà soát tại doanh nghiệp, riêng các thành viên của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), lượng gạo còn trong kho là hơn 1,65 triệu tấn. Đến 31/5, số gạo dư của các thành viên VFA là 266.000 tấn. Tính chung các doanh nghiệp ngoài hiệp hội này, lượng gạo hiện có trong kho là 1,783 triệu tấn.

Gần một tuần qua khi phải dừng xuất khẩu gạo, các doanh nghiệp "đứng ngồi không yên". Nhiều doanh nghiệp cho biết họ trở tay không kịp với quyết định đột ngột này. Ông Vũ Thanh Sơn - Tổng giám đốc Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) cho biết không hề biết trước, chỉ khi hàng ra tới cảng, mở tờ khai mới được hải quan thông báo.

Tương tự, hai đơn hàng của Tập đoàn Lộc Trời đang trên đường ra cảng xuất khẩu cũng buộc phải nằm chờ ngay khi có công văn hoả tốc dừng mở tờ khai từ 0h ngày 24/3. Họ buộc phải thương lượng với đối tác và chưa biết sẽ bị phản ứng ra sao. Không được xuất khẩu, hàng nằm chờ tại cảng phát sinh thêm chi phí kho bãi, doanh nghiệp còn đối diện với án phạt từ đối tác, thậm chí huỷ đơn hàng khi không giao kịp thời hạn.

Nguyễn Hoài

Ra đường sau 22h không lý do mùa dịch Covid-19, hơn 40 người bị đưa về nhà văn hoá ngủ qua đêm

Liên quan đến tình hình dịch covid -19 , ngày 30/3 theo thông tin từ cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh cho biết, lực lượng chức năng TP Hạ Long đã ra quân xử lý vi phạm nhiều trường hợp không chấp hành quy định về phòng chống dịch của thành phố.

Ra đường không lý do mùa dịch covid -19, hơn 40 người bị đưa về khu tập trung - Ảnh 1.

40 người bị đưa về khu tập trung vì ra đường không có lý do ở Hạ Long.

Cụ thể, từ 22h ngày 29/3 đến sáng 30/3, toàn thành phố có hơn 40 trường hợp ra đường sau 22h mà không có lý do chính đáng (không phải người thực thi công vụ, không đưa người đi cấp cứu, không phải là người lao động đi làm ca đêm...).

Tất cả các trường hợp trên đều bị lập biên bản xử lý vi phạm hành chính, vi phạm luật cư trú, xử lý nếu không đeo khẩu trang, xử lý vi phạm ATGT.

Cùng với đó, lực lượng chức năng kiểm tra thân nhiệt, khai báo y tế, hành trình, tiếp xúc... và giữ các trường hợp vi phạm qua đêm để họ trải nghiệm và nhận thức trách nhiệm với cộng đồng.

Được biết, những trường hợp nêu trên đều được đưa về nhà văn hóa các phường gần nhất để quản lý, theo dõi và ngủ qua đêm.

Ra đường không lý do mùa dịch covid -19, hơn 40 người bị đưa về khu tập trung - Ảnh 2.

Khu tập trung được lập ở các nhà văn hóa.

Sau khi giữ một đêm, TP Hạ Long sẽ sàng lọc, các trường hợp có đầy đủ giấy tờ, nhân thân rõ ràng, sức khoẻ ổn định thì mời cơ quan đến giao nhận người hoặc mời đại diện gia đình cùng với Bí thư Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog kiêm Trưởng thôn, khu đến bàn giao người để về cơ quan, thôn, khu tiếp tục theo dõi. Việc giao nhận người phải có biên bản lưu trữ và thống kê danh sách gửi về Ban Chỉ đạo thành phố.

Đối với người đến từ địa phương khác, thành phố yêu cầu liên hệ với cơ quan người làm việc đến giao nhận người hoặc mời đại diện gia đình, chính quyền địa phương nơi cư trú của người vi phạm đến nhận người.

Trong trường hợp cá nhân không hợp tác thì chuyển cách ly tập trung đủ 14 ngày hoặc cho tới khi có xét nghiệm âm tính Covid-19.

Ra đường không lý do mùa dịch covid -19, hơn 40 người bị đưa về khu tập trung - Ảnh 3.

9 dấu hiệu “tố cáo” cơ thể đang thiếu ngủ nghiêm trọng, cần sửa đổi ngay nếu không sẽ phát triển thành bệnh

Bạn đã bao giờ thức dậy mà vẫn cảm thấy mệt mỏi dù đã ngủ tới 9 – 10 tiếng chưa? Đây là dấu hiệu rõ nét nhất mà cơ thể phản ánh rằng bạn đã không ngủ đủ và không ngon giấc. Nếu tình trạng này cứ tái diễn, nó sẽ là "mầm mống" của vô vàn chứng bệnh mãn tính như suy giảm trí nhớ, nhanh lão hóa , trầm cảm hay các bệnh tim mạch…

9 dấu hiệu “tố cáo” cơ thể đang thiếu ngủ nghiêm trọng, cần sửa đổi ngay nếu không sẽ phát triển thành bệnh - Ảnh 1.

Thiếu ngủ không chỉ ảnh hưởng đến công việc mà còn là tác nhân làm da nhanh lão hóa đấy nhé chị em.

Hầu hết người trưởng thành cần ngủ khoảng 7 – 8 tiếng mỗi đêm để duy trì sức khỏe, ở trẻ em thì cần ngủ nhiều hơn. Theo bà Adrea Donsky – chuyên gia về sức khỏe dinh dưỡng và là người sáng lập trang web NataturalSavvy.com , khi cơ thể bị thiếu ngủ thì nó sẽ "lên tiếng" cảnh báo thông qua 9 dấu hiệu rõ nét này:

1. Lúc nào cũng thấy đói bụng

Bộ não luôn cần năng lượng để hoạt động trơn tru, phần lớn chúng đều được tạo ra trong lúc bạn ngủ. Tuy nhiên, nếu bạn không ngủ đủ giấc thì não buộc lòng phải hấp thu năng lượng ở nguồn khác, mà cụ thể ở đây là từ thực phẩm.

Ngoài ra, những người thiếu ngủ thường có vấn đề về hormone. Cụ thể là, cơ thể sẽ hay sản sinh ra hormone đói ghrelin khiến họ luôn cảm thấy thèm ăn một số loại thực phẩm nhất định. Vậy nên càng thiếu ngủ chừng nào thì cơ thể sẽ càng đói, nhìn ở đâu cũng thèm ăn uống.

2. Tăng cân trong một khoảng thời gian ngắn

Như đã đề cập ở trên, việc thiếu ngủ sẽ làm bạn lúc nào cũng thấy đói bụng và buộc phải kiếm gì đó ăn. Từ đó sẽ khiến cơ thể tăng cân chóng mặt chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Ngoài ra, những người thiếu ngủ thường có xu hướng không khôn ngoan khi lựa chọn thực phẩm, bởi họ sẽ hay chọn đồ ăn vặt hay đồ nhiều dầu mỡ hơn.

9 dấu hiệu “tố cáo” cơ thể đang thiếu ngủ nghiêm trọng, cần sửa đổi ngay nếu không sẽ phát triển thành bệnh - Ảnh 2.

3. Suy nghĩ không được rõ ràng và thấu đáo

Ngủ không đủ giấc có tác động tiêu cực đến khả năng đưa ra quyết định, giải quyết vấn đề và phản ứng nhanh với các tình huống hàng ngày. Trong một nghiên cứu trên khoảng 50 thanh niên, những người bị thiếu ngủ đã giảm 2,4% trong bài kiểm tra độ chính xác khi phản ứng với các tình huống, trong khi những người ngủ đủ giấc đã cải thiện độ chính xác hơn 4,3% so với bình thường.

4. Hay thấy lúng túng và cáu kỉnh

Nếu những người xung quanh thường cảm thấy không vui hay thất vọng về thái độ của bạn, cần xem xét đến việc bạn đang bị mất ngủ. Nhiều nhà khoa học đã khẳng định rằng, điều này đúng ở cả mọi lứa tuổi mà nhất là thanh thiếu niên.

Theo một nghiên cứu y học vào tháng 8/2015 về giấc ngủ báo cáo rằng, những thanh thiếu niên khỏe mạnh mất ngủ thường xuyên sẽ có xu hướng trầm cảm , giận dữ, lo lắng, bối rối, mệt mỏi đáng kể so với những người ngủ đủ giấc. Đặc biệt là nữ giới bởi họ nhạy cảm hơn nam giới.

5. Bạn có những quyết định sai lầm và nhiều rủi ro hơn

Một nghiên cứu gần đây cho thấy, cả đàn ông lẫn phụ nữ đều có xu hướng đưa ra những quyết định sai lầm và nhiều rủi ro hơn nếu họ bị thiếu ngủ. Bởi lúc này, vỏ não trước trán sẽ bị tổn thương do không ngủ đủ, dẫn đến việc bản thân có xu hướng chấp nhận rủi ro và bất cẩn hơn trong việc đưa ra quyết định.

6. Trí nhớ ngày càng giảm sút

Gần như đây là một dấu hiệu rõ nét nhất để phản ánh cho tình trạng thiếu ngủ của nhiều người. Cụ thể, thiếu ngủ khiến bạn khó suy nghĩ rõ ràng hơn và sự tập trung cũng sụt giảm đi trông thấy.

9 dấu hiệu “tố cáo” cơ thể đang thiếu ngủ nghiêm trọng, cần sửa đổi ngay nếu không sẽ phát triển thành bệnh - Ảnh 3.

Tình trạng suy giảm trí nhớ nếu cứ tiếp diễn sẽ tạo cơ hội cho bệnh Alzheimer nguy hiểm tấn công.

Trong một nghiên cứu trên 50 thanh niên khỏe mạnh, họ được giao nhiệm vụ ghi nhớ trước và sau 24 giờ bị thiếu ngủ. Kết quả cho thấy, những người thiếu ngủ sẽ khiến não bị ảnh hưởng mạnh đến trí nhớ , cũng như khả năng ghi nhớ việc thực hiện một hành động vốn đã dự định sẽ làm.

7. Cảm xúc thất thường

Một nghiên cứu của Đại học California (UC) đã báo cáo rằng, thiếu ngủ có thể khiến việc kiểm soát cảm xúc của bạn trở nên khó khăn hơn. Bởi lúc này, thiếu ngủ sẽ làm não bị tổn thương ở khu vực điều chỉnh cảm xúc. Do vậy, bạn sẽ thường xuyên thấy bản thân hay cười, khóc, tức giận, lo lắng liên tục chỉ trong vài phút.

Matthew Walker - giám đốc Phòng thí nghiệm về giấc ngủ và thần kinh của UC Berkeley cho biết, nếu không được ngủ thì não sẽ dần quay trở lại cách làm việc như thời nguyên thủy. Nói cách khác, bạn sẽ dần bị mất đi khả năng kiểm soát lẫn việc biểu lộ cảm xúc nếu không ngủ đủ.

8. Bạn dễ bị ốm vặt hơn

9 dấu hiệu “tố cáo” cơ thể đang thiếu ngủ nghiêm trọng, cần sửa đổi ngay nếu không sẽ phát triển thành bệnh - Ảnh 4.

Hay cảm cúm và ốm vặt có liên quan trực tiếp đến giấc ngủ của bạn đấy.

Theo một nghiên cứu trên 153 người trưởng thành trong 14 ngày liên tục, các nhà khoa học nhận thấy những người ngủ ít hơn 7 tiếng mỗi ngày có khả năng bị cảm lạnh cao gấp 3 so với người ngủ 8 tiếng trở lên. Bởi khi ngủ, hệ miễn dịch của cơ thể mới được "bảo dưỡng" và hoạt động hiệu quả. Ngoài ra, lúc ngủ cơ thể sẽ tạo ra chất cytokine có tác dụng chống viêm và kháng các loại vi khuẩn gây bệnh.

9. Hay ngủ gật

Chẳng còn nghi ngờ gì nữa, ngủ gật là bằng chứng rõ nhất phản ánh cơ thể Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog đang thèm ngủ tới mức nào. Theo nghiên cứu của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), 4.2% người trưởng thành thừa nhận họ đã ngủ gật khi lái xe trong vòng 30 ngày qua. Nếu tình trạng này cứ tiếp diễn thì không biết rằng, nó còn gây hậu quả đến nhường nào. Chính vì vậy, hãy ngủ đủ giấc để bảo vệ cho bản thân và gia đình bạn nhé.

Theo Theepochtimes

Người chết vì nCoV ở Pháp tăng kỷ lục

Giám đốc Cơ quan Y tế Công cộng Quốc gia Pháp Jerome Salomon hôm nay cho biết nước này ghi nhận tổng cộng 3.024 người chết, tăng 16% so với một ngày trước đó. Pháp đã trở thành nước thứ tư trên thế giới có trên 3.000 ca tử vong do Covid-19.

Tổng số ca nhiễm tại Pháp hiện là 44.550, tăng 4.376 trường hợp so với hôm qua. 5.107 người đang trong tình trạng nguy kịch và cần thiết bị hỗ trợ sự sống. "Số liệu không cách nào đi xuống, chúng ta đang ở giữa dịch bệnh", ông Salomon nói thêm.

Trực thăng Pháp đưa bệnh nhân Covid-19 ra nước ngoài điều trị hôm 30/3. Ảnh: Reuters.

Trực thăng Pháp đưa bệnh nhân Covid-19 ra nước ngoài điều trị hôm 30/3. Ảnh: Reuters .

Chính phủ Pháp đã tăng gấp đôi số giường hồi sức tích cực từ 5.000 lên 10.000, đặt mục tiêu có 14.500 giường nhằm đối phó Covid-19. Khu vực phía đông đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi số người nhiễm nCoV vượt quá khả năng cứu chữa, buộc quân đội phải triển khai trực Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog thăng đưa bệnh nhân ra nước ngoài điều trị.

Thủ tướng Pháp Edouard Philippe cảnh báo 67 triệu cư dân nước này rằng những tuần khó khăn nhất trong nỗ lực chống dịch bệnh vẫn chưa tới, trong khi các bác sĩ ở thủ đô Paris cho biết họ sắp đến ngưỡng quá tải. Pháp đã phong tỏa toàn quốc từ ngày 17/3, giới chức cảnh báo sẽ mất nhiều thời gian để các biện pháp này hãm được tốc độ tăng số ca nhiễm và ca tử vong do nCoV.

Covid-19 tiếp tục lây lan nhanh trên toàn cầu, đặc biệt ở châu Âu và Mỹ. Thế giới ghi nhận hơn 782.000 ca nhiễm nCoV và hơn 37.600 người chết tại 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Vũ Anh (Theo Reuters )

Nữ photographer sau 14 ngày tự cách ly: Biến phòng ngủ thành studio tại gia, mít ướt chút xíu nhưng chưa bao giờ định "đào tẩu"

Nếu là một người bận rộn với hàng tá công việc mỗi ngày, bỗng dưng bạn phải dẹp hết sang một bên để tự cách ly tại nhà hẳn không mấy dễ chịu. Nếu là một photographer gần như ngày nào cũng được chụp hình, được thoả sức sáng tạo nay bạn phải ở ru rú trong nhà 14 ngày cũng không vui lắm đâu.

Chưa hết, bạn còn phải xử lý một vài tin đồn thất thiệt, nhận vô số cuộc gọi và tin nhắn lúc nửa đêm nữa chứ.

Nghe thôi cũng đã thấy nháo nhào hết cả lên rồi nhỉ? Thế nhưng rốt cuộc thì chẳng sao cả, mọi chuyện vẫn ổn và bạn vẫn hoàn thành 14 ngày tự cách ly. Thậm chí còn thấy vui vẻ vì những gì mà quãng thời gian này đem lại. Và nhân vật đang được nhắc đến chính là cô bạn Nguyễn Hồng Nhung (24 tuổi, Hà Nội).

Hưởng ứng chiến dịch Tôi ở nhà , hãy cùng xem Hồng Nhung đã có cho mình những trải nghiệm đáng nhớ và bài học thú vị nào trong 14 ngày nhé!

Nữ photographer sau 14 ngày tự cách ly: Biến phòng ngủ thành studio tại gia, mít ướt chút xíu nhưng chưa bao giờ định đào tẩu - Ảnh 1.

Nguyễn Hồng Nhung.

"Ơ. Thế là mình không được ra đường nữa à?"

Mình đã thực hiện cách ly tại nhà từ 7 - 20/3 vừa qua, sau khi xuất hiện thông tin nghi ngờ một bạn nhiễm COVID-19 đi dự chung event với mình. Lo lắm chứ nhưng mình xác định là tự cách ly trước khi được yêu cầu luôn, dù sao cũng vừa đến một nơi rất đông người.

Trời ơi! Mình vẫn còn nhớ nguyên vẹn cảm giác hôm ấy. Sau một buổi tối nháo nhào được mọi người nhắn tin rồi gọi điện, mình vẫn bình tĩnh xử lý công việc xong yên tâm đi ngủ. Nhưng đến sáng hôm sau tỉnh dậy mới chợt nhận ra: "Ơ. Thế là mình không được ra đường nữa à?" nên tá hoả gọi điện nhờ cứu trợ... đồ ăn.

Nữ photographer sau 14 ngày tự cách ly: Biến phòng ngủ thành studio tại gia, mít ướt chút xíu nhưng chưa bao giờ định đào tẩu - Ảnh 2.

Vì trước đó mình chưa bao giờ có 1 4 ngày chỉ ở nhà, không ra đường nên ban đầu thấy thích lắm. Trong đầu vạch ra kế hoạch đọc mấy quyển sách đã muốn đọc từ lâu rồi nghĩ chuyện được ngủ nướng đến trưa thôi cũng thấy vui rồi, hehe. Nhưng đến tầm ngày thứ 10 thì mình bắt đầu hơi buồn vì không được gặp ai, lại phải tự nấu nướng và ăn một mình.

Đã khóc đôi ba lần

Với người hướng nội, những ngày tự cách ly có lẽ sẽ dễ dàng hơn nhưng đây cũng sẽ là dịp để hội hướng ngoại sống chậm lại một chút. Mình tự nhận thấy bản thân là một người hướng nội tuy nhiên lại thích tiếp xúc với mọi người nên khi đêm đến, mình cũng nghĩ ngợi linh tinh. Nhất là cái khoảng sau 10 ngày cách ly, mình nhớ bố mẹ, các em và nhớ công việc.

Ngoài ra mình nhớ lúc được gặp mọi người, được vui đùa, được chụp hình. Trước đó, gần như ngày nào mình cũng cầm máy ảnh trên tay, nghĩ ra ý tưởng hay ho nào là có thể thực hiện ngay còn bây giờ chỉ có thể để đó, hơi bất lực. Ôi! Mình nhớ cảm giác xây dựng concept rồi chụp hình lắm.

Bộ hình xịn sò của Hồng Nhung chụp ngay tại nhà.

Vậy là mình đã khóc đôi lần. Những lúc như thế mình sẽ gọi điện cho mọi người, cũng không nghe nhạc buồn nữa để tránh down mood. Nhưng sau đó khi dần tĩnh tâm lại, mình nghĩ thêm được nhiều ý tưởng mới, chỉ chờ dịch qua là bung lụa thôi.

Ở nhà tiết kiệm lắm, đỡ được khoản ăn uống và mua sắm linh tinh

Thực ra trong thời gian ở nhà mình vẫn còn khá nhiều công việc phải giải quyết như quản lý studio để nhân viên làm việc, không rảnh lắm đâu. Nhưng nhớ nghề nên vẫn lôi đồ đạc ra tự chụp, hướng dẫn mọi người chụp hình tại gia hay làm video cổ vũ mọi người đeo khẩu trang.

Hồng Nhung làm clip khuyến khích mọi người đeo khẩu trang.

Ngoài ra cũng như mọi người, mình ở nhà nấu ăn, xem phim, đọc sách. Thấy mọi người nấu ăn ham quá thì lăn xả vào bếp làm món này, món kia . Rồi trước mình không có nhiều thời gian nên giờ tranh thủ cày phim, đọc mấy quyển sách chưa đọc. Thật may là mình cách ly trùng đợt 8/3 nên bạn mình có tặng luôn cho 1 bộ đồ tập đầy đủ con lăn, dây,... để tập cho đỡ mập.

Trong thời gian ở nhà, mình lo nhất là lâu không gặp, mọi người sẽ quên mình *cười*. Đùa thôi, mình chỉ thấy hơi bất tiện vì làm việc không hiệu quả bằng ngồi trên văn phòng với không được thích gì đi ăn nấy như trước. Bù lại, nhờ vậy mà mình sống healthy và tiết kiệm hơn nhiều.

Chỉ với chiếc áo, chiếc váy hay bông hoa,...

Nữ photographer sau 14 ngày tự cách ly: Biến phòng ngủ thành studio tại gia, mít ướt chút xíu nhưng chưa bao giờ định đào tẩu - Ảnh 6.

... Hồng Nhung cũng có thể biến thành background xịn.

Thời gian dịch bệnh này, kinh tế của ai cũng bị ảnh hưởng ít nhiều, studio của mình cũng phải chuyển và lùi hết lịch. Còn ở nhà cách ly, làm việc thì đỡ khoản đi ăn uống linh tinh này, không mua sắm quần áo này vì có được mặc ra đường đâu.

Trước đây mình từng làm việc xuyên ngày xuyên tháng, còn nghĩ nếu nghỉ 1 ngày chắc là sẽ phát điên, hoá ra không phải vậy. N hờ 14 ngày tự cách ly mà mình nhận ra Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog đôi khi cần sống chậm lại 1 chút cho bản thân nghỉ ngơi. Thế nên cách ly rồi tiếp tục được khuyến cáo ở nhà nhưng mình thấy vui, có thời gian quan tâm, hỏi thăm gia đình và bạn bè. Tình huống đã bắt buộc phải thế này rồi, mình có thể chọn cách trải qua chuyện đó tích cực nhất, vui vẻ nhất mà.

Chụp ảnh so deep ở nhà.

14 ngày cách ly tại nhà đã giúp refill lại bản thân

Trước đây ngày nào mình cũng dành chút thời gian dạo quanh bờ hồ (hồ Hoàn Kiếm) lang thang suy nghĩ, thành thói quen luôn. Vậy nên khi cách ly mình thèm được đi bộ, thèm được hít thở không khí của thành phố.

Nhưng mình chưa bao giờ có ý nghĩ sẽ "đào tẩu" đâu nhé! Chuyện cách ly là mình đặt ra nên muốn thực hiện đúng, không bao giờ muốn vì sự ích kỉ nhất thời mà ảnh hưởng đến những người xung quanh. K ết thúc 14 ngày cách ly, m ình đã xuống nhà và... chào bác bảo vệ một cái, đúng kiểu thèm người.

Ở nhà cách ly nhưng Hồng Nhung không quên kiểm tra công việc.

Trước khi tự cách ly, mình đã làm việc hết công suất và tự tạo áp lực cho chính mình, hiếm khi có thời gian cho bản thân nghỉ ngơi. Thế nên để nói về thời gian cách ly của mình thì đó là: vui vẻ, tươi mới và bình tĩnh. Vui vẻ là tính hài hước của mình đã trở lại. Tươi mới là mình được refesh bản thân với những ý tưởng shooting và video mới cũng như kế hoạch công việc mới. Cuối cùng, bình tĩnh là bởi mình đã có thời gian lắng nghe những người xung quanh chia sẻ, không bị hoảng loạn khi có vấn đề xảy ra như trước.

Tóm lại, 14 ngày cách ly tại nhà đã giúp refill lại sự sáng tạo và năng lượng của bản thân mà mình đã "rút cạn" trong thời gian dài vừa qua đấy!

Tự cách ly ở nhà nhưng vẫn xinh nhé!

Diễn biến dịch COVID-19 tại Việt Nam đang ngày càng phức tạp, và trong thời gian tới đây, đất nước chúng ta sẽ bước vào giai đoạn thử thách thật sự. Thông điệp mà Chính phủ, Bộ Y Tế và các cơ quan chính quyền địa phương đưa ra, đó là: Người dân nếu không có nhiệm vụ gì, nếu thực sự không cần thiết thì nên ở nhà vì nguy cơ lây nhiễm chéo trong cộng đồng đang rất cao.

Đứng yên thời điểm này - với tất cả chúng ta, đó là ở nhà. Tôi ở nhà! Tôi thực hiện nghiêm túc cách ly xã hội. Vì ở nhà lúc này là tự bảo vệ bản thân mình, bảo vệ người thân, giúp giảm nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng, và bớt đi gánh nặng trên vai Tổ quốc.

Các y bác sĩ trên toàn thế giới đang lan truyền thông điệp "Chúng tôi đi làm vì bạn, xin hãy ở nhà vì chúng tôi". Là một công dân có ý thức, đặt sự an toàn sức khoẻ lên hàng đầu, hãy cùng nhau lan toả lời kêu gọi #toionha để nhanh chóng đẩy lùi #CôVyĐiĐi các bạn nhé!